Hiện nay, dịch bệnh bạch hầu đang xuất hiện trở lại và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng của người mắc bệnh. Vì vậy, người dân cần có những hiểu biết về loại bệnh này để có cách phòng bệnh phù hợp, tránh bệnh gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Vậy bệnh bạch hầu là gì? cách triệu chứng của bệnh và cách phòng trách theo khuyến cáo của cơ quan y tế?
1. Bệnh bạch hầu là gì? Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Hình ảnh: Nguồn internet
2. Phương thức lây truyền : Bệnh bạch hầu được lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây do tiếp xúc với những đồ vật có dính chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sữa tươi cũng có thể là phương tiện lây truyền bệnh bạch hầu.
- Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.
3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
- Bạch hầu thể họng: sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.
4. Biến chứng của bệnh
- Viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim.
- Thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.
- Tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong trong vòng 6-10 ngày.
5. Để phòng tránh bệnh bạch hầu cần thực hiện những biện pháp sau:
· -
Đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Xúc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng.
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nhà trẻ, lớp học.
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Người mắc bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh bạch hầu đang có nguy cơ bùng phát, khi mắc bệnh để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với sức khỏe và thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy để phòng trách và ngăn chặn bệnh bạch hầu xuất hiện và lây lan tại địa phương, trạm y tế xã Gia Lương khuyến cáo toàn thể nhân dân hãy thực hiện tốt khuyến cáo của cơ quan y tế để phòng chống bệnh. Một trong những cách phòng chống bệnh bạch hầu hiệu quả nhất, vì vậy hãy quan tâm, chăm lo, bảo vệ sức khỏe con em mình bằng cách cho trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ để phòng tránh bệnh bạch hầu.
TLTK:
https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/benh-bach-hau-va-cac-bien-phap-phong-chong
https://ttytyenlac.com/bai-tuyen-truyen-phong-chong-benh-bach-hau/
https://cdccantho.vn/tin-tuc-su-kien/bai-tuyen-truyen-phong-chong-benh-bach-hau-1304.html
Ánh Tuyết